Tình trạng thiết bị
Người dùng không thể đăng nhập vào giao diện cấu hình thiết bị mặc dù đã nhập đúng user name và password tại màn hình đăng nhập.
Nguyên nhân tình trạng
Tình trạng này gây ra bởi sự xung đột cookie của trình duyệt. Cookie được xem như một dạng thông tin đơn giản được máy chủ đang quản lý một website , chủ động gửi đến trình duyệt web đang dùng để lượt trang web đó, nhằm mục đích theo dõi các hoạt động của người đang xem, thông tin này sẽ được ghi vào bộ nhớ của trình duyệt web rồi lưu trên đĩa cứng. Như vậy chức năng đăng nhập của Modem Gateway cũng phải dựa trên cookie của trình duyệt. Khi người dùng đăng nhập vào thiết bị, router sẽ gửi thông tin đăng nhập tới trình duyệt web và trình duyệt web sẽ tự động lưu mọi thông tin cookie vào đĩa cứng, rồi sau đó nó sẽ gửi các thông tin thu thập được về cho chủ nhân của trang web và tự động chuyển tới giao diện cấu hình chính của thiết bị. Trong trường hợp trình duyệt không thể lưu thông tin đăng nhâp, sẽ dẫn đến tình trạng nhập không thành công.
Giải pháp
Tình trạng này chỉ liên quan đến chức năng đăng nhập mà không làm ảnh hưởng đến các tùy chọn cấu hình. Do vậy, để đăng nhập vào giao diện cấu hình chính ta sẽ phải chỉnh lùi thời gian về trước ngày 15-05-2012 trên máy tính. Tuy nhiên tùy chỉnh này mang lại nhiều phiền phức cho khách hàng, do đó yêu cầu upgrade firmware mới để khắc phục triệt để tình trạng này.
Hướng dẫn
Trước khi tiến hành upgrade firmware mới bạn cần phải xác định rõ loại model đang sử dụng. Nếu không biết thông tin về thiết bị đang sử dụng, bạn có thể kiểm tra bằng cách sau:
1. Kiểm tra phiên bản sử dụng được ghi trên nhãn dưới đáy của thiết bị. Ví dụ, phiên bản sử dụng cho thiết bị ADN-4100v2 được ghi như sau:
2. Nếu như không thể xác nhận thông tin ghi trên nhãn do thiết bị trầy xước, mất thông tin, bạn có thể làm như sau:
(1)Reset lại thiết bị này.
(2)Kết nối modem tới máy tính qua giao diện LAN
(3)Nhập địa chỉ “http://192.168.1.1/test_version.html”vào thanh tiêu đề trên trình duyệt web của IE hay Firefox, và thông tin về phiên bản sẽ hiển thị như hình dưới:
Thông tin phiên bản firmware sử dụng là dòng bôi đỏ, vui lòng đối chiếu thông tin này với bảng sau, bạn sẽ biết được tên model đang sử dụng:
Sau khi biết chính xác thông tin về phiên bản đang sử dụng. Có hai phương pháp để upgrade firmware cho thiết bị modem của Planet.
Phương pháp A: Upgrade firmware qua trình duyệt web
Bước 1: Vui lòng thay đổi thời gian máy tính về ngày 14/5/2012
Bước 2: Kết nối máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn tới thiết bị ADN qua cổng LAN
Bước 3: Truy cập vào địa chỉ “http://192.168.1.1”, sau đó nhập user name / password mặc định (admin/admin) để đăng nhập vào giao diện cấu hình thiết bị.
Bước 4: Đi tới Management -> Firmware Update để tiến hành update firmware
Tùy theo phiên bản đang sử dụng, bạn có thể download các firmware theo đường dẫn sau:
Hoặc bạn cũng có thể download firmware theo đường dẫn FTP:
Bước 5: Chỉnh lại ngày giờ trên PC về hiện tại sau khi đã hoàn tất update firmware và thử lại
Phương pháp B: Upgrade firmware tự động bằng tools
Nếu phương pháp upgrade qua duyệt web mang lại nhiều phiền phức do phải chỉnh lại ngày giờ trên hệ thống. Bạn có thể update firmware thông qua tool, phương pháp này rất đơn giản và không mất nhiều thời gian chỉ với vài cú kích chuột.
Bước 1: Tùy theo phiên bản đang sử dụng, bạn có thể download các tool theo đường dẫn sau:
Bước 2: Kết nối máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn tới thiết bị ADN qua cổng LAN
Bước 3: Đặt địa chỉ IP động hoặc tĩnh, kiểm tra kết nối xem đã thông với modem hay chưa
Bước 4: Sau khi download tool đúng với phiên bản model đang sử dụng. Giải nén ra ổ đĩa rồi chạy Tool.exe
Bước 5: Chương trình Planet Autorun hiện ra, nhấn chuột vào nút start, chương trình sẽ tự động tiến hành upgrade firmware cho thiết bị
Thời gian update mất khoảng 3 phút, kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi hoàn thành xong
Và sau khi đã update xong: